LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CÔNG TY LUẬT

Giới thiệu lĩnh vực hoạt động công ty luật Nam Sơn

 

https://forejsc.com/linh-vuc-hoat-dong-cong-ty-luat/
https://forejsc.com/linh-vuc-hoat-dong-cong-ty-luat/
TƯ VẤN PHÁP LÝ THƯỜNG XUYÊN
  1. Đăng kí kinh doanh

Ở nhiều quốc gia, khởi nghiệp không nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp. Nhưng ở nước ta, muốn hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh thường phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Nếu không xác định được đúng mô hình kinh doanh phù hợp sẽ ảnh hưởng đến việc được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, điều kiện kinh doanh, giấy phép hoặc các vấn đề thuế. Thế nên, trước khi khởi nghiệp cần lưu ý các vấn đề sau:

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: hợp thời, hợp sức nhưng phải hợp pháp. Theo quy định của pháp luật, có tới 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và 6 ngành nghề pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. Trước khi quyết định đầu tư kinh doanh một lĩnh vực gì đó, cần xem xét ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh mục bị cấm đầu tư kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện hay không. Và chỉ khi đáp ứng đủ điều kiện thì mới được triển khai hoạt động kinh doanh.

Lựa chọn loại hình kinh doanh: Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp có ưu và khuyết khác nhau. Để lựa chọn một hình thức kinh doanh phù hợp cần căn cứ vào ngành nghề kinh doanh, vốn, nhân sự, việc phát triển kinh doanh…

Lựa chọn tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp gắn liền với việc phát triển thương hiệu. Không thể tùy ý đặt tên doanh nghiệp, mà phải tuân thủ các quy định pháp luật như: không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn trên toàn quốc, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên vi phạm đạo đức, truyền thống dân tộc..

  1. Vấn đề pháp lý nhân sự
    Nhân có hòa thì doanh nghiệp mới tồn tại, phát triển. Quản lý nhân sự là vấn đề cốt lõi khi khởi nghiệp cần quan tâm:Trước khi khởi nghiệp: Nếu Khởi nghiệp chưa hình thành pháp nhân thì thỏa thuận giữa các sáng lập viên cần đảm bảo tính hợp pháp và có tính ràng buộc nhau theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 do các bên tự thiết lập và tự chịu trách.Sau khi khởi nghiệp:+ Nội quy lao động: Pháp luật quy định doanh nghiệp sử dụng trên 10 lao động phải có Nội quy lao động và phải đăng ký Nội quy lao động tại cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh.+ Tiền lương, thưởng: Người sử dụng lao động vi phạm quy định về tiền lương sẽ bị xử phạt hành chính, nên việc nắm rõ các quy định về trả lương là cần thiết như không được trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, trả lương sai thời hạn, các quy định về lương làm thêm giờ, làm ngày lễ tết…+ Kỷ luật lao động: doanh nghiệp cần lưu ý đến các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trường hợp được sử dụng các hình thức đó và chú ý vấn đề sa thải lao động để tránh các trường hợp sa thải trái pháp luật lao động…+ Cần tuân thủ các quy định của pháp luật đối với từng nhóm lao động cụ thể như lao động chưa thành niên, lao động nữ, lao động là người khuyết tật…
  2. Nguồn vốn và phân chia lợi nhuận

– Pháp luật không yêu cầu vốn tối thiểu để đưa vào kinh doanh, trừ những ngành nghề kinh doanh cần có vốn pháp định. Để tránh trường hợp phải tăng hoặc giảm vốn điều lệ với thủ tục phức tạp, doanh nghiệp cần xác định nguồn vốn đưa vào kinh doanh phù hợp với năng lực nội tại và quy mô kinh doanh cũng như ngành nghề kinh doanh.

– Ngoài ra các doanh nghiệp trẻ cần lưu ý vấn đề góp vốn của công ty như: tài sản đưa vào góp vốn, các trường hợp cấm góp vốn, thời hạn góp vốn cụ thể đối với từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, cách xử lý khi thành viên không góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết…

– Phân chia lợi nhuận: Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phải có Điều lệ công ty. Theo đó, Điều lệ công ty phải có nội dung cơ bản như nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh. Do đó ngay từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, các nhà khởi nghiệp cần thỏa thuận rõ nguyên tắc phân chia lợi nhuận để tránh tranh chấp. Trường hợp cách chia lợi nhuận không còn phù hợp thì cần sửa đổi, bổ sung Điều lệ đúng quy định pháp luật…

  1. Sở hữu trí tuệ
    Mỗi ý tưởng khởi nghiệp thường có tính sáng tạo, mới mẻ và liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: thương hiệu, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, bản quyền tác giả… Đây là tài sản vô hình, nhưng vô giá đối với mỗi doanh nghiệp.Trong quá trình tư vấn pháp lý doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không quan tâm đầy đủ việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả cũng như đăng ký thương hiệu … dẫn đến khi tranh chấp thì không có căn cứ để giải quyết. Điều này cho thấy tính cấp thiết của việc đăng ký bảo hộ các tài sản đặc biệt này ngay từ khi bắt đầu Khởi nghiệp. Thậm chí trước khi đăng kí kinh doanh, các ý tưởng kinh doanh đã có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
  2. Các vấn đề pháp lý về thuế

Khi thành lập doanh nghiệp thì phải nộp thuế, phí theo quy định. Các loại thuế và mức đóng thuế sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và những phát sinh thực tế trong doanh nghiệp.Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một doanh nghiệp có thể phải chịu những loại thuế sau:

Thuế môn bài: là loại thuế doanh nghiệp đóng hằng năm, căn cứ tính thuế môn bài đối với doanh nghiệp là dựa vào số vốn Điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng kí kinh doanh theo từng mức mà pháp luật quy định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tùy theo doanh thu của từng doanh nghiệp.

Thuế giá trị gia tăng: tùy vào phương pháp kê khai thuế và kỳ tính thuế mà mỗi doanh nghiệp có cách tính thuế GTGT khác nhau.

Thuế xuất nhập khẩu: thuế xuất nhập khẩu chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện việc xuất nhập khẩu, mức thuế suất sẽ tuân theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thuế thu nhập cá nhân: các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp có trách nghiệp kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của mình.

Thuế tài nguyên: là loại thuế doanh nghiệp phải chịu cho hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ Việt Nam.

Thuế sử dụng đất: doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế quyền sử dụng đất cho Nhà nước.

Thuế tiêu thụ đặc biệt: dành cho những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không khuyến khích tiêu dùng như thuốc lá điếu, rượu bia, xăng…

Trên đây là những khái quát cơ bản về các vấn đề pháp lý khi khởi nghiệp, hi vọng những chia sẻ trên sẽ phần nào giúp được các doanh nhân trẻ đang chuẩn bị khởi nghiệp hoặc giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện thực hóa những ý tưởng kinh doanh của mình thành, cũng như phát triển kinh doanh trong thời gian tới.

tranh tụng là một giai đoạn quan trọng mà luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lơi ích hợp pháp, là người bào chữa cho thân chủ trong một vụ việc tranh chấp vụ án hình sự trên tất cả các lĩnh vực: thừa kế, đất đai, lao động,… Để giải quyết sự vụ một cách nhanh chóng và đảm bảo tính pháp lý từ khi tranh chấp xảy ra đến trong và sau khi kết thúc bằng một bản án/quyết định, khách hàng sẽ tìm đến những Luật sư giỏi, có chuyên môn cao và có uy tín. Luật Nam Sơn với loại hình dịch vụ luật sư tranh tụng sẽ đáp ứng được những đòi hỏi về mặt chất lượng dịch vụ pháp lý về tranh tụng và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Luật sư tranh tụng là gì?

Bước vào một phiên tòa, luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp/người bào chữa, mang tiếng nói của mình đấu tranh cho công lý, cho những con người “yếu thế” trong xã hội. Với một tầm quan trọng như vậy thì bất cứ phiên tòa nào diễn ra đều không thể thiếu sự xuất hiện của luật sư tranh tụng.

Luật sư tranh tụng được cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự trong vụ án hình sự hoặc giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (giấy chứng nhận tham gia tố tụng của luật) hoặc vào sổ đăng ký được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 27 Luật Luật sư 2006, sửa đổi, bổ sung 2012.

Luật sư tranh tụng tham gia vào quá trình tranh tụng bắt đầu từ khi các đương sự (vụ án dân sự/hành chính), bị can/ bị cáo (vụ án hình sự) thực hiện quyền khởi kiện/bị khởi tố, giải quyết vụ án và kết thúc khi có bản án/quyết định có hiệu lực của tòa án/trọng tài.

Tư cách của luật sư tham gia trong các vụ án thông thường:

  • Trong vụ việc dân sự, hành chính: luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định tại Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  • Trong vụ án hình sự: luật sư tham gia với tư cách là người bào chữa cho người bị buộc tôi theo quy định tại Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Bên cạnh đó, luật sư còn đóng vai là người bảo vệ cho người bị hại, nguyên đơn/bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa  vụ liên quan được quy định tại Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Tại sao phải sử dụng dịch vụ luật sư tranh tụng

Tranh tụng đóng vai trò quan trọng trong một phiên tòa, là sân khấu để luật sư thể hiện quan điểm của mình, đưa ra lý lẽ sắc bén, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của thân chủ khách quan và tối ưu nhất nhưng vẫn đảm bảo được tính tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, khách hàng tìm đến luật sư tranh tụng bởi lẽ:

  • Thủ tục tố tụng của nền tư pháp Việt Nam rất phức tạp, đòi hỏi sự am hiểu về KIẾN THỨC PHÁP LUẬT vững chắc, lý lẽ sâu sắc, khách quan, công bằng cùng bản lĩnh tự tin và phong thái tự tin.
  • Bên cạnh phong thái vững vàng thì luật sư tranh tụng đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự theo ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, kiểm soát được lời nói và hành vi của mình không vượt ngoài vòng luật định.
  • Luật sư tranh tụng được cơ quan tiến hành tố tụng có sự TÔN TRỌNG NHẤT ĐỊNH. Trong hệ thống tố tụng, luật sư hoàn toàn bình đẳng với công tố viên trong việc điều tra, thu thập và xuất trình chứng cứ.
  • Ngoài việc có người đứng ra bảo vệ cho mình, luật sư còn giúp thân chủ ỔN ĐỊNH TÂM LÝ, đưa ra lời khuyên giúp thân  chủ có niềm tin hơn về pháp luật, về cuộc sống.

Các nội dung công việc của luật sư

Tham gia với tư cách là luật sư tranh tụng, có thể nói luật sư đóng vai trò chủ chốt, tham gia từ khi sự vụ bắt đầu đến khi kết thúc bằng một bản án/quyết định của tòa án nhân dân. Các công việc cụ thể mà một luật sư tranh tụng thực hiện xuyên suốt quá trình tiếp nhận sự vụ bao gồm:

  • Tiếp xúc, nghiên cứu hồ sơ, đề ra phương án bảo vệ thân chủ một cách tối ưu nhất.
  • Trực tiếp làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, đề xuất, kiến nghị, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp tố tụng. Xuyên suốt quá trình tố tụng sẽ có những yêu cầu phát sinh và nhằm giúp thân chủ tốt nhất, luật sư có thể đưa ra hướng giải quyết bằng việc thay đổi biện pháp ngăn chặn: tạm giam, tạm giữ,… (trong vụ án hình sự), yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, xem xét thẩm định tại chỗ,… (trong vụ án dân sự, vụ án hành chính) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ
  • Luật sư tranh tụng trực tiếp tham gia phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp/người bào chữa trong các cấp xét xử(sơ thẩm/phúc thẩm/giám đốc thẩm), tham gia hỏi (đương sự), tranh luận, phản biện, bào chữa (cho bị cáo trong vụ án hình sự),… theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
  • Thực hiện kháng cáobản án/quyết định nếu bản án/quyết định của tòa án không khách quan, xâm phạm đến quyền và lợi ích của thân chủ. Thực hiện khiếu nại/tố cáo đối với hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng,… theo đúng quy định của Luật Khiếu nại 2011 và Luật tố cáo 2018.
  • Đưa ra lời khuyên, lời tư vấn tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho thân chủ.

Phí dịch vụ luật sư tranh tụng

Phí cố định

Tiêu chí để đưa ra mức phí

Mức phí dịch vụ luật sư tranh tụng được xác định thông qua đối tượng hợp đồng. Đối với từng vấn đề, yêu cầu cụ thể của khách hàng sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.

Trong trường hơp phát sinh những tình tiết mới, ảnh hưởng đến đối tượng hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng phụ lục hợp đồng.

Phương thức thanh toán

Để đảm bảo quá trình hợp tác lâu dài và mang lại hiệu quả công việc tốt, khi sử dụng dịch vụ luật sư tranh tụng, mức phí dịch vụ sẽ được thanh toán thành nhiều đợt như sau:

  • Đợt 1: ngay sau khi hai bên ký kết hợp đồng
  • Đợt 2: ngay sau khi có kết quả giải quyết công việc (theo đối tượng hợp đồng)
  • Các bên có thể thỏa thuậnvề mức phí cụ thể cho từng đợt.

Phương thức thanh toán có thể thanh toán bằng TIỀN MẶT hoặc CHUYỂN KHOẢN thông qua tài khoản ngân hàng của công ty, phù hợp với hoàn cảnh của các bên, thuận tiện trong quá trình giải quyết yêu cầu của khách hàng.

Giá dịch vụ sẽ không bao gồm thuế, lệ phí, phí Nhà nước mà khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật.

Phí kết quả

  • Đối với những vụ án tranh chấp có tính chất phức tạp hoặc theo sự thỏa thuận thì các bên có thể ký kết hợp đồng hứa thưởngđể thúc đẩy quá trình thực hiện công việc. Hợp đồng hứa thưởng tuân thủ quy định tại Điều 570 đến 573 Bộ luật dân sự 2015 và không vi phạm điều cấm luật, không trái đạo đức xã hội đặc biệt là đảm bảo tuân thủ quy tắc 9 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
  • Thời hạn chi trả được tiến hành ngay sau khi có kết quả thực hiện công việc.

Đảm bảo chi phí phù hợp với nội dung công việc

Với uy tín đặt lên hàng đầu, Luật Nam Sơn sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp với hoàn cảnh của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được tiến độ và chất lượng thực hiện công việc mà các bên đã thỏa thuận theo đối tượng hợp đồng.

Nghĩa vụ cam kết chất lượng tư vấn

Với tôn chỉ “Bảo vệ công lý – Phụng sự xã hội”, Luật Nam Sơn cam kết với khách hàng về chất lượng dịch vụ luật sư tranh tụng. Bên cạnh đảm bảo về về chất lượng dịch vụ pháp lý, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng quy định pháp luật, đúng lương tâm, đạo đức hành nghề của một luật sư, chúng tôi còn mang đến sự hài lòng và an tâm đến quý khách hàng.

Không chỉ thế, dịch vụ luật sư tranh tụng của Luật Nam Sơn luôn luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi luôn nổ lực hết mình, cống hiến tri thức pháp luật đến khách hàng, mang lại hiệu quả công việc cho khách hàng.

  1. DỊCH VỤ ĐĂNG BỘ NHÀ ĐẤT

NAM SƠN cung cấp dịch vụ ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận trong đó có dịch vụ hổ trợ và làm thủ tục đăng bộ bao gồm:

  • Đăng bộ sang tên đất thổ cư,
  • Đăng bộ sang tên đất nông nghiệp,
  • Đăng bộ sang tên nhà đất,
  • Đăng bộ sang tên đất một phần hay toàn bộ,
  • Đăng bộ sang tên nhà ở, công trình chưa hoàn công,
  • Đăng bộ sang tên căn hộ chung cư,
  • Tư vấn các trường hợp đăng bộ sang tên khác.

MỘT SỐ HỒ SƠ KHÁCH HÀNG CẦN CHUẨN BỊ bao gồm:

  1. Hợp đồng chuyển nhượng,
  2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất,
  3. Hộ khẩu, CMND/CCCD những người có liên quan,
  4. Các loại giấy tờ khác theo quy định.

CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI

  1. Tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn hành lang pháp luật liên quan,
  2. Tư vấn lập Dự thảo Hợp đồng chuyển nhượng theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng quy định, quyền lợi hợp pháp của các bên,
  3. Hổ trợ  Công chứng Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất,
  4. Đại diện thực hiện Thủ tục đăng bộ sang tên nhà đất,
  5. Tư vấn, thay mặt khách hàng thực hiện các nghĩa vụ tài chính tại Cơ quan thuế,
  6. Theo dõi, thường xuyên cập nhật tiến độ Hồ sơ đăng bộ sang tên nhà đất cho khách hàng,
  7. Nhận và bàn giao kết quả.

#luatnamson

#congtyluat

#thuake

#datdai

#luatsu

www.luatnamson.com

Văn phòng giao dịch luật nam sơn

Công ty luật nam sơn

https://goo.gl/maps/gaACokmuLtoL5Bgj8

 

0924.298.268