Chia thành 3 khu vực với diện tích tối thiểu tách thửa
Diện tích tối thiểu được tách thửa đất ở dự thảo cũng kế thừa quyết định 60, chia địa bàn TP thành ba khu vực tương ứng với ba mức diện tích tối thiểu tách thửa khác nhau.
Dự thảo này cũng yêu cầu thửa đất ở trước và sau khi tách đều phải tiếp giáp với đường giao thông.
Việc tách thửa đất tại TP.HCM trước đây thực hiện theo quyết định 60 của UBND TP ban hành tháng 12-2017.
Để phù hợp với nghị định 148 hướng dẫn Luật Đất đai (có hiệu lực tháng 2-2021), UBND TP giao Sở Tài nguyên – Môi trường chủ trì soạn dự thảo quyết định thay thế quyết định 60. Bên cạnh về tách thửa, dự thảo còn quy định việc hợp thửa đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở.
Tách thửa đất xây dựng mới, đất hỗn hợp theo quy hoạch 1/500
Điểm mới của dự thảo là điều kiện về quy hoạch để tách thửa đối với trường hợp thửa đất thuộc quy hoạch đất nông nghiệp, đất dân cư hiện hữu (dân cư hiện trạng) hoặc dân cư hiện hữu chỉnh trang phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 hoặc quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được tách thửa (điểm đ, điều 3, dự thảo).
Đáng nói, trường hợp tách thửa đất thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp (trong đó có chức năng ở) thì phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 (hoặc quy hoạch chi tiết rút gọn tỉ lệ 1/500), thiết kế đô thị chi tiết tỉ lệ 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (điểm e, điều 3, dự thảo).
Như vậy, dự thảo cuối cùng vẫn yêu cầu để tách thửa đối với đất xây dựng mới, đất hỗn hợp phải căn cứ quy hoạch tỉ lệ 1/500. Trong khi trước đây chỉ cần căn cứ quy hoạch tỉ lệ 1/2000 (là quy hoạch không gian, quy hoạch tổng mặt bằng).
Góp ý về điều kiện quy hoạch tỉ lệ 1/500, bà Trần Thúy Trân – phó Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Bình Chánh – cho rằng yêu cầu về điều kiện quy hoạch như dự thảo là không khả thi, chưa phù hợp.
“Hiện nay ở huyện Bình Chánh, đất quy hoạch dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp rất nhiều. Trong khi quy hoạch ở huyện chủ yếu là quy hoạch 1/2000. Nếu quy định điều kiện quy hoạch theo tỉ lệ 1/500 mới được tách thửa thì không giải quyết được yêu cầu tách thửa của người dân.
Đồng tình, luật sư Nguyễn Văn Hậu – phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM – cũng cho rằng điều kiện quy hoạch 1/500 là không khả thi, không phù hợp thực tiễn.
Còn thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc – Trường đại học Tài nguyên – Môi trường – cho rằng điều kiện về quy hoạch như dự thảo có vẻ như giải quyết cho nhu cầu tách thửa nhưng thực chất là khó có thể thực hiện được. “Quy định như vậy là dự thảo quyết định đang khóa nhu cầu tách thửa với đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp. Quy định như vậy thực ra giống như cấm tách thửa”, bà Ngọc nói.
Tại hội nghị, có rất nhiều ý kiến góp ý đề nghị xem lại về điều kiện quy hoạch 1/500 để tách thửa đất dân cư xây dựng mới, đất hỗn hợp.
Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến góp ý rằng đợi Luật Đất đai có hiệu lực và có văn bản hướng dẫn Luật Đất đai thì TP.HCM mới ban hành quyết định về tách thửa, hợp thửa cho thống nhất
Cần tư vấn kĩ hơn vui lòng liên hệ